Công thức hóa học của kim cương: Giải mã cấu trúc hóa học độc đáo

Công thức hóa học của kim cương là Carbon (ký hiệu hóa học là C). Qua quá trình hình thành khắc nghiệt, kim cương được tạo ra với liên kết mạnh mẽ, trở thành loại đá quý có độ cứng, độ bền vượt trội. Vậy kim cương có cấu trúc ra sao, có điểm gì độc đáo và khác biệt? Cùng Thế Giới Kim Cương khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu về các đặc tính của kim cương

Kim cương là loại đá quý sở hữu hình thù, cấu trúc tinh thể và những tính chất đặc biệt. Dưới đây là những thông tin liên quan đến các đặc tính của kim cương tự nhiên: 

1.1. Công thức hóa học của kim cương là gì?

Kim cương có công thức hóa học là C (carbon) - những nguyên tử được hình thành trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. Theo đó, Carbon là nguyên tố phi kim đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên và là trọng tâm của các ngành hóa học, khoa học vật liệu. 

 

công thức hóa học của kim cương là carbon

Công thức hóa học của kim cương là carbon với cấu trúc tinh thể lập phương

Mọi nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học đều có khả năng tạo những đơn chất, hay còn gọi là dạng thù hình khác nhau. Carbon cũng sở hữu khả năng như trên, tuy nhiên với trạng thái oxy hóa, tạo thành bốn liên kết giúp C trở thành một trong những nguyên tố có nhiều dạng thù hình khác nhau. Cụ thể gồm 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì, carbon vô định hình.

Kim cương có cấu trúc tinh thể lập phương, chủ yếu là hình bát diện hoặc là 12 mặt thoi. Mỗi nguyên tử carbon trong quá trình hình thành sẽ liên kết với bốn nguyên tử carbon khác qua liên kết cộng hóa trị. Mỗi liên kết tạo ra những góc 109.5 độ để tạo ra mạng lưới 3 chiều sở hữu khả năng chắc chắn vượt trội. Đây cũng là lý do quan trọng giúp kim cương có độ cứng hàng đầu trong các loại đá quý.

1.2. Các tính chất của kim cương

Kim cương được lựa chọn làm vật liệu dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những yếu tố chính giúp loại đá quý này được ứng dụng nhiều như vậy là bởi sở hữu 4 tính chất sau:

  • Tính chất vật lý: Kim cương sở hữu độ cứng tốt nhất trong các loại đá quý, đạt mức 10 trên thang Mohs. Ngoài ra, kim cương còn có độ chiết suất ánh sáng cao để tạo ra độ lấp lánh độc đáo. Tuy nhiên, dù là đá quý có độ cứng hàng đầu, do cấu trúc tinh thể lập phương nên kim cương có độ giòn cao và không có khả năng chống chịu các lực mạnh.

  • Tính chất hóa học: Khi phân tích công thức hóa học của kim cương, ta dễ dàng thấy được kim cương là khoáng vật có độ bền tốt, trong điều kiện nhiệt độ thường, hoàn toàn trơ với axit và kiềm. Tuy nhiên, ở những nơi có điều kiện nhiệt độ cao, kim cương có thể bị ăn mòn, cháy trong luồng oxy hoặc graphit hóa. 

  • Tính chất quang học: Kim cương có khả năng phản chiếu ánh sáng cao, mức chiết khấu đạt khoảng 2417, giúp dễ dàng thay đổi màu sắc của những tia sáng trắng. Để có được điều này, phụ thuộc rất lớn vào chỉ số khúc xạ, độ dài của các bước sóng.

  • Tính dẫn điện/dẫn nhiệt: Hầu hết các loại kim cương đều có tính cách điện tốt, với môi trường và điều kiện khác nhau, tính chất này cũng được thể hiện khác nhau. Bên cạnh đó, kim cương cũng có khả năng cách điện trong điều kiện thường và bán dẫn điện trong vùng cấm rộng nhờ có cấu trúc tinh thể lập phương.

công thức hóa học của kim cương giúp kim cương có nhiều ứng dụng

Sở hữu những tính chất quan trọng, kim cương được ứng dụng nhiều trong trang sức 

2. Sự khác biệt giữa kim cương và than chì 

Kim cương và than chì là hai dạng hình thù được biết đến phổ biến của carbon. Dù cùng có công thức hóa học là C, nhưng giữa hai loại đơn chất này có những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí

Than chì

Kim cương

Hình ảnh

than chì

 

kim cương

 

Cấu trúc tinh thể

Hai chiều, Sáu phương

Ba chiều, Lập phương

Tính chất vật lý

Độ cứng thấp, đạt từ 1-2 trên thang Mohs. 

Độ cứng cao, đạt 10 trên thang Mohs.

Tính chất hóa học

Ổn định hóa học tốt ở nhiệt độ phòng, có thể chống ăn mòn axit, kiềm và dung môi hữu cơ, có nhiệt độ nóng chảy và sôi cao.

Độ bền tốt, trơ với axit và kiềm trong điều kiện thường, có thể cháy trong điều kiện nhiệt độ cao.

Ứng dụng

- Sử dụng làm vật liệu chịu lửa, dẫn điện, bôi trơn chống mài mòn, đúc cát/khuôn, trong công nghiệp năng lượng nguyên tử hoặc phổ biến hơn là ứng dụng làm bút chì, chất đánh bóng hay chất màu…

- Sử dụng làm vật liệu quang học, linh kiện điện tử, dò phóng xạ, cắt gọt bề mặt, đánh bóng, làm mũi khoan, bột mài hoặc ứng dụng trong trang sức,...

 

Như vậy, tuy công thức hóa học của kim cương và than chì đều là carbon nhưng khác nhau về cấu trúc, tính chất và ứng dụng. Kim cương có độ cứng cao, khúc xạ ánh sáng tốt, chủ yếu dùng trong công nghiệp cắt gọt và trang sức. Than chì có tính dẫn điện tốt, ứng dụng trong công nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ có cấu trúc đặc biệt lập phương, kim cương cũng có độ lấp lánh hơn than chì.

Kim cương có độ cứng và khúc xạ ánh sáng tốt, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, rực rỡ

Kim cương có độ cứng và khúc xạ ánh sáng tốt, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, rực rỡ 

3. Quá trình hình thành kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo

Kim cương được ứng dụng nhiều trong đời sống con người. Công thức hóa học của kim cương là C (carbon tinh khiết),  cấu trúc tinh thể kim cương có độ cứng vượt trội và khả năng khúc xạ ánh sáng hoàn hảo. Tuy nhiên, kim cương tự nhiên có giới hạn, chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, kim cương nhân tạo đã được tạo ra bằng những phương pháp riêng. Để tìm hiểu chi tiết, dưới đây là quá trình hình thành của hai loại kim cương này:

3.1. Quá trình hình thành kim cương tự nhiên

Kim cương tự nhiên được hình thành sâu trong lòng đất với những khoáng vật có chứa Carbon, ở điều kiện khắc nghiệt khi áp suất và nhiệt độ cao. Thông thường, mức áp áp suất dao động trong khoảng từ 4.41 đến 5.88 triệu tấn và nhiệt độ trung bình khoảng 900 đến 1300 độ C. 

Những điều kiện trên tồn tại ở những khu vực đặc biệt, dưới đây là hai môi trường diễn ra quá trình hình thành của kim cương tự nhiên:

  • Trong môi trường thềm lục địa: Kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150km dưới bề mặt trái đất, tương đương với 90 dặm. Ở độ sâu này, áp suất lên đến 5 gigapascal, cùng với nhiệt độ xấp xỉ 1200°C, tạo điều kiện lý tưởng để các nguyên tử carbon kết tinh thành cấu trúc kim cương. 

  • Trong lòng đại dương: Kim cương cũng có thể hình thành trong đại dương nhưng ở các khu vực sâu hơn. Do nhiệt độ cần thiết để kết tinh carbon thành kim cương cao hơn so với trong thềm lục địa nên áp suất cũng phải lớn hơn. Khi quá trình hình thành hoàn tất, nếu áp suất và nhiệt độ giảm xuống một cách từ từ, kim cương có thể phát triển với kích thước lớn hơn.

Sau khi được hình thành, kim cương không tự động di chuyển lên bề mặt mà nằm sâu trong đá mẹ như kimberlit hoặc lamproit. Khi xảy ra các hoạt động địa chất mạnh mẽ như phun trào núi lửa hoặc chuyển động kiến tạo, kim cương mới có cơ hội được đẩy lên gần bề mặt trái đất. Nhờ có những biến động này, con người có thể khai thác kim cương từ những mỏ tự nhiên và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Những viên kim cương tự nhiên trải qua quá trình hình thành lâu dài để được chế tác thành những món trang sức lộng lẫy

Những viên kim cương tự nhiên trải qua quá trình hình thành lâu dài để được chế tác thành những món trang sức lộng lẫy 

3.2. Quá trình hình thành kim cương nhân tạo

Kim cương tự nhiên không phải nguồn đá quý vô hạn. Do đó, để đáp ứng các nhu cầu thường ngày, con người đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra những phương pháp hiệu quả tối ưu để tạo kim cương nhân tạo. Hai phương pháp chính được sử dụng cụ thể như sau:

Sản xuất dưới nhiệt độ và áp suất cao (High Pressure, High Temperature)

Phương pháp trên được thực hiện thông qua một tinh thể hạt carbon đặt tại thiết bị có áp suất đặc biệt lớn, chứa dung môi khác để hoàn thiện trọn vẹn quá trình tạo nên kim cương nhân tạo. Dưới môi trường có đủ 2 yếu tố gồm áp suất và nhiệt độ lớn, carbon được kết tinh xung quanh viên kim cương hạt giống - tinh thể gốc, từ đó hình thành nên những viên kim cương nhân tạo.

Sản xuất bằng phương pháp lắng đọng hơi hóa

Phương pháp lắng đọng hơi hóa là việc sử dụng cách bơm khí hydro và methane vào một buồng chân không, sau đó đun nóng hỗn hợp này. Trong buồng, một mảnh kim cương hạt giống sẽ được đặt sẵn để làm nền tảng cho quá trình kết tinh. Dưới điều kiện nhiệt độ cao, các nguyên tử carbon từ khí metan sẽ phân tách và dần dần lắng đọng lên bề mặt hạt giống, hình thành nên những viên kim cương nhân tạo.

3.3. So sánh kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo

Mặc dù được sản xuất dựa trên những nghiên cứu sâu và mô phỏng hoàn hảo lại môi trường hình thành, giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên cũng có những điểm khác biệt:

Tiêu chí

Kim cương tự nhiên

Kim cương nhân tạo

Thời gian hình thành

Hàng trăm năm cho đến hàng tỷ năm về trước.

Trong thời gian ngắn, khoảng vài tuần.

Nguồn gốc

Hình thành trong tự nhiên dưới áp suất và nhiệt độ cực cao trong hàng tỷ năm.

Được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách mô phỏng các điều kiện tự nhiên.

Thành phần hóa học

Cacbon

Cấu trúc tinh thể

Ba chiều, lập phương

Độ quý hiếm

Rất quý hiếm

Ít quý hiếm hơn

Giá trị

Giá trị cao hơn

Giá trị thấp hơn

4. Thực tế ứng dụng của kim cương trong cuộc sống

Không chỉ là một loại đá quý có giá trị cao trong ngành trang sức, kim cương còn có nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học, công nghệ, y tế và công nghiệp vì công thức hóa học của kim cương và cấu tạo nguyên tử của nó khiến tinh thể kim cương sở hữu độ cứng vượt trội, tính dẫn nhiệt cao và khả năng kháng hóa chất:

  • Trang sức: Kim cương là một trong những loại đá quý được yêu thích nhất, thường được chế tác thành nhẫn, vòng cổ, bông tai và các món trang sức sang trọng,...

  • Công nghiệp: Kim cương được sử dụng để chế tạo lưỡi cưa, mũi khoan, dao cắt và các dụng cụ mài mòn siêu bền. Trong ngành khai khoáng và xây dựng, kim cương giúp nâng cao hiệu suất khoan cắt, đặc biệt khi làm việc với các vật liệu cứng như bê tông và kim loại.

  • Khoa học và công nghệ: Kim cương đóng vai trò quan trọng trong công nghệ laser, sản xuất linh kiện bán dẫn và chế tạo cảm biến áp suất cao. Nhờ tính dẫn nhiệt tốt và độ bền cơ học, kim cương đang được nghiên cứu để thay thế silicon trong công nghệ chip điện tử.

  • Y tế: Trong lĩnh vực y học, kim cương được dùng để chế tạo dao mổ mắt có độ sắc bén cực cao, giúp nâng cao độ chính xác trong các ca phẫu thuật. 

Kim cương được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực trang sức

Kim cương được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực trang sức - Attractive 

Thế Giới Kim Cương -  Thương hiệu chuyên về kim cương và trang sức hàng đầu Việt Nam

Thế Giới Kim Cương tự hào là một trong những thương hiệu uy tín và lâu đời trong lĩnh vực kim cương và trang sức tại Việt Nam. Với hệ thống cửa hàng rộng khắp cả nước và sự đa dạng trong mẫu mã, thương hiệu đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng khách hàng yêu thích trang sức cao cấp.

  • Kim cương nhập khẩu chính ngạch 100% với chất lượng cao và có giấy kiểm định GIA/ IGI uy tín thế giới.

  • Cung cấp nhiều mẫu mã, kiểu dáng trang sức kim cương các loại: Nhẫn, vòng tay, lắc tay, dây chuyền,...

  • Dịch vụ khách hàng hỗ trợ 24/7, tận tâm và nhiệt tình. 

  • Chuẩn xác về hàm lượng và trọng lượng vàng với mỗi trang sức.

  • Hóa đơn tài chính minh bạch, cam kết uy tín, trung thực. 

Thế Giới Kim Cương - Địa chỉ mua kim cương uy tín, chất lượng hàng đầu

Thế Giới Kim Cương - Địa chỉ mua kim cương uy tín, chất lượng hàng đầu 

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến công thức hóa học của kim cương cùng những đặc tính và sự hình thành của loại phi kim này. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình thêm kiến thức chi tiết về kim cương. Nếu bạn đang tìm kiếm một viên kim cương phù hợp với ngân sách và nhu cầu của mình, hãy liên hệ với Thế Giới Kim Cương để được tư vấn chi tiết. 

Thế Giới Kim Cương - Thành viên chính thức của Tập đoàn VBĐQ DOJI